Ý nghĩa và nguồn gốc thuật ngữ Thực phẩm hữu cơ

Trải qua quá trình phát triển lâu đời, nông nghiệp có thể được mô tả như những đối tượng hữu cơ, chỉ trong thể kỷ 20 với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hỗ trợ trong canh tác nông nghiệp khiến cho các sản phẩm từ nông nghiệp thường không được coi là sản phẩm hữu cơ.[8] Các phong trào canh tác hữu cơ phát sinh trong những năm 1940 để hỗ trợ cho sự phát triển trong nền công nghiệp hiện đại hóa của nông nghiệp.[9]

Năm 1939, Walter Ernest Christopher James, 4th Baron Northbourne đặt ra thuật ngữ nông nghiệp hữu cơ trong cuốn sách của mình xuất bản năm 1940 - Look to the Land, ông quan niệm trang trại như sinh vật mô tả một cách tiếp cận toàn diện, sinh thái cân bằng để canh tác, trái ngược với những gì ông gọi là canh tác hóa học mang khả năng thu hoạch sản phẩm qua bổ sung từ các nguồn đầu vào mà không thể tự túc, ông cũng đưa ra quan niệm không thể tự túc cũng không phải là hữu cơ hoàn toàn.[10] Các nhà thổ nhưỡng cũng mô tả sự khác biệt trong thành phần của đất khi sử dụng phân chuồng bởi vì chúng có mang nghĩa hữu cơ khi có chứa các hợp chất carbon, mà không chứa superphosphatesđạm tổng hợp nhân tạo nhưng sử dụng chúng có ảnh hưởng đến tỉ lệ mùn trong đất.[11][12] Điều này khác với ý nghĩa sử dụng khoa học của thuật ngữ “hữu cơ” trong hóa học để chỉ đến lớp vật chất có phân tử chứa carbon. Các hợp chất hữu cơ trong nghiên cứu hóa học có thể bao gồm cả những loại thuốc trừ sâu và nhiều chất độc khác, do vậy thuật ngữ “hữu cơ” và đặc biệt “vô cơ” (đôi khi được báo chí sử dụng chỉ sự đối lập của hữu cơ) khi áp dụng cho sản xuất nông nghiệp, lương thực thực phẩm là sai lầm và mập mờ. Sử dụng đúng trong bối cảnh khoa học nông nghiệp hiện này thì “hữu cơ” là đề cập đến phương pháp nuôi trồng và chế biến chứ không nhất thiết là mang ý nghĩa về thành phần hóa học của thực phẩm.

Ý tưởng cho rằng thực phẩm hữu cơ có thể khỏe mạnh và tốt hơn cho môi trường có nguồn gốc từ những ngày đầu của phong trào hữu cơ trong các ấn phẩm như “The Living Soil” (1943)[13][14] và “Farming and Gardening for Health or Disease” (1945).[15]

Người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm hữu cơ từ các phương thức canh tác phi hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu ngoài danh sách cho phép, được chế biến bảo quản tối thiểu. Họ chủ yếu là phải mua trực tiếp từ người trồng. Phong trào "biết người nông dân của bạn, biết thức ăn của bạn" đã trở thành phương châm của một sáng kiến mới tiến hành bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trong tháng 9 năm 2009.[16] Định nghĩa cá nhân về những gì cấu thành "hữu cơ" được phát triển thông qua kinh nghiệm trực tiếp của người tiêu dùng bằng cách nói chuyện với người nông dân, tham quan thực tế điều kiện của trang trại và các hoạt động sản xuất thực tiễn. Các trang trại nhỏ trồng rau (và lớn hơn một chút là có chăn nuôi gia súc) sử dụng phương thức canh tác hữu cơ có hoặc không có chứng nhận tiêu chuẩn luôn được người tiêu dùng cá nhân theo dõi.

Trong những năm 1970, sự quan tâm tới thực phẩm hữu cơ lớn hơn với các ấn phẩm “Silent Spring”[17] và sự nổi lên của các phong trào môi trường cũng đã được thúc đẩy bởi sự liên quan của sức khỏe với thực phẩm và những lo lắng về các loại thuốc kích thích sinh trưởng được phát triển trong những năm giữa thập niên 1980.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thực phẩm hữu cơ http://www.chinaconnections.com.au/en/magazine/cur... http://www.dynamicexport.com.au/export-market/arti... http://www.abc.net.au/news/2013-12-04/chinese-babi... http://web.a.ebscohost.com/ehost/pdfviewer/pdfview... http://web.a.ebscohost.com/ehost/pdfviewer/pdfview... http://web.a.ebscohost.com/ehost/pdfviewer/pdfview... http://informahealthcare.com/doi/pdf/10.1080/09637... http://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/104086... http://www.theproducenews.com/category-list/9-news... http://www.ocf.berkeley.edu/~lhom/organictext.html